Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

7334 1494911290066 1020 - Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Bài làm

Nguyễn Minh Châu được xem là một nhà văn có ảnh hưởng quan trọng đến văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh và thời kỳ đổi mới. Là một nhà văn có mục đích tìm hiểu, khai thác đề tài vô cùng thiết thực và ý nghĩa. Luôn hướng đến hiện thực cuộc đời, hướng về những số phận ngoài đời thực bằng tình cảm chân thành, muốn sẻ chia chân thành với họ.

Văn chương của ông thẩm thấu một cách sâu sắc những vấn đề liên quan đến triết lý nhân sinh quan. Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những tác phẩm thể hiện sâu sát nhất phong cách văn chương và lối tư duy văn chương của Nguyễn Minh Châu.

Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện một thông điệp mới mẻ, là sự chiêm nghiệm sâu sắc hơn của Nguyễn Minh Châu về cuộc đời, về con người, thể hiện cái nhìn đa diện, thể hiện những day dứt, trăn trở của ông về hành trình đi tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách của con người. Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể: Sau cuộc kháng chiến chống Mĩ, đất nước được thống nhất nhưng đời sống văn hóa nhân sinh mà trước đây do hoàn cảnh chiến tranh không được chú ý đến nay đẫ được đặt ra,  đòi hỏi văn học phải đổi mới. Hai phát hiện của người nghệ sĩ tên Phùng là sự mở đầu cho câu chuyện cũng như tư tưởng cho toàn bộ mạch truyện.

Phát hiện một là về bức tranh thiên nhiên. Bức tranh thiên nhiên cớ dần được hiện ra trước mắt Phùng: đó là một cảnh đắt trời cho. Cảnh tuyệt đẹp, một bức họa kỳ diệu mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Đó là một khoảnh khắc thật hiếm hoi. Phùng cho rằng đây là “cảnh đát trời cho” vì chưa bao giờ Phùng thấy cảnh đẹp như vậy, suốt cuộc đời làm nghệ thuật của mình. Ví cảnh đó như một “bức tranh mực tàu” của một danh họa thời cổ. Đây là bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp mĩ lệ, có màu sắc đường nét tươi mát và khoáng đạt của một vùng trời nước mênh mông nhưng vẫn mang hơi thở của cuộc sống.

Tâm trạng của người nghệ sỹ vô cùng bối rối như bị bóp nghẹt trái tim. Xuất hiện của con người với tạo hình ngồi im phăng phắc như tượng khum khum….” làm cho bức tranh sinh động có hồn, bố cục của bức tranh hài hòa, chặt chẽ. Qua đó ta khẳng định con người luôn là đối tượng khám phá, là trung tâm của nghệ thuật làm cho bức tranh thêm đẹp và “toàn bích”. Phùng khẳng định bản thân cái đẹp đạo đức vì đứng trước bức tranh toàn bích ấy Phùng như khám phá thấy cái chân lí của toàn thiện, khám phá thấy khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. Tức là Phùng cảm nhận được cái đẹp ấy đã thanh lọc tâm hồn con người, thấy tâm hồn mình đột nhiên trong trẻo, tinh khôi. Cái đẹp chính là đạo đức.

Xem thêm:  Suy nghĩ về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay

Cái đẹp luôn ở quanh ta nhưng ta phải biết khám phá và trân trọng mới thấy hết giá trị. Cái đẹp của nghệ thuật luôn thanh lọc tâm hồn con người, hướng đến cái chân, thiện. Cái đẹp đơn giản mà đạt đến sự toàn bích.

phan tich tac pham chiec thuyen ngoai xa cua nguyen minh chau 1 - Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

Phát hiện thức là bức tranh đời sống của gia đình hàng chài. Cảnh tượng bất ngờ với một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi, một người đàn ông to lớn, dữ dằn. Và chỉ sau một khoảnh khắc ngắn ngủi thôi, người đàn ông đánh vợ một cách thô bạo. Phùng kinh ngạc đến thẫn thờ: tất cả mọi việc đều xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Người nghệ sỹ như chết lặng, không tin vào những gì đang diễn ra.

Vì anh không thể ngờ rằng đằng sau cái đẹp kì diệu của tạo hóa kia lại là một hiện cjphuc phàng. Đằng sau cái đẹp tồn tại cái ác, cái xấu, cuộc đời này còn tồn tại nhiều mâu thuẫn và phức tạp. Nó chứa đựng bên trong nhiều nghịch lí và nghịch lí xuất hiện ngay ở nơi khó ngờ nhất.

Không thể đạo trật tự xuất hiện của hai bức tranh vì đây là dụng ý của tác giả. Nhà văn dặt cảnh tượng trời cho lên trước nhằm tạo vẻ bọc bề ngoài, che dấu bản chất thực của đời sống ở bên trong. Từ đó khẳng định: Đừng nhầm lẫn giữa hiện thực và bản chất. Đừng vội nhìn đời bằng cái nhìn đơn giản, một chiều.

Nghệ thuật – cái đẹp phải gắn liền với cuộc đời. Người nghệ sỹ không thể theo đuổi một nghệ thuật phù phiếm, xa rời thực tế mà nó phải gắn liền với cuộc sống đời thường nhất của của con người. Qua đó tác giả khẳng định cái đẹp bắt nguồn từ cái bình dị. đơn sơ mà con người phải dần dần khám phá mới ngộ ra.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về tình bạn trong cuộc sống hiện nay

Câu chuyện thiết thực hơn với cuộc gặp gỡ của nghệ sỹ Phùng cùng người đàn ba xuất hiện trong sự tuyệt diệu đến từ thiên nhiên. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tào án huyện mang đến cho người đọc nhiều sự suy ngẫm. Khi được Phùng bênh vực, Phùng khuyên bà hãy lên tòa án huyện để có sự can thiệp của pháp luận để đảm bảo sự công bằng. Lúc đầu bà có vẻ đồng ý nhưng sau lại từ chối. Đây là một người đàn bà vô danh, không tên, được tác giả gọi bằng một cái tên phiếm chỉ. Tuy không có tuổi cụ thể nhưng bà là người dân vùng biển chạc 40tuổi, thô kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với khuôn mặt mệt mỏi gơi ấn tượng về cuộc đời lam lũ, nhọc nhằn. Bà thầm lặng chịu đựng mọi đau đớn, khi bị chồng đánh “không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn” vì suy nghĩ của bà trên con đường mưu sinh rất cần có một người đàn ông khỏe mạnh.

Vì vậy khi đến tòa án huyện bà quyết định không bỏ ngường chồng vũ phu ấy vì theo bà. Thời con gái không được ai yêu thương vì mình quá xấu, người chồng ấy đã để ý đến bà. Người đàn bà làm nghề chài lưới, phải cần có chỗ dựa, biển có lúc sóng to gió lớn. Cái suy nghĩ của bà âu cũng là cái duyên kiếp của con người.

Gia đình bà, bản thân bà có những phút giây thật hạnh phúc, vui nhất là khi được nhìn đàn con, chúng được ăn no, có lúc vợ chồng vui vẻ, hòa thuận. Ông trời sinh ra người đàn bà để nuôi con khôn lớn. Tình thương cũng nhờ nỗi đau, nỗi thấu hiểu lẽ đời đều không bao giờ được bộc lộ ra bên ngoài. Đó là biểu hiện của sự nhẫn nhục của người đàn bà giàu đức hi sinh, nhân hậu.

Thái độ của Phùng và Đẩu lúc đầu là rất tức giận nhưng trước những lí giải của người đàn bà Phùng và Đẩu như vỡ lẽ một điều rằng không phải chỉ có pháp luật mới mang đến sự công bằng mà con người cần phải nhìn đời bằng sự thấu hiểu, sự quan sát thì mới thấy hết được cuộc sống. Qua đó nhân vật khẳng định không thể nhìn cuộc đời một cách đơn giải, một chiều mà phải nhìn nhận ở nhiều góc độ, thậm chí đặt mình vào vị trí của họ để hiểu cuộc đời.

Xem thêm:  Phân tích hình tượng sông Đà trong đoạn văn sau: Còn xa lắm mới đến thác dưới…hạ bộ người lái đò

Người đàn ông vũ phu có lẽ vì cuộc sống đói nghèo, vất vả quẩn quanh bao nhiêu lo toan, cực nhọc đã khiến anh con trai cục tính những hiền lành xưa kia” thành một người chồng vũ phu, một người dàn ông độc ác. Ông là nạn nhân của cuộc sống khổn khổ, là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho chính những người thân của mình. Vấn đề tác gải đặt ra là phải làm sao để nâng cao phần thiện, phần người trong những kẻ thô bạo ấy.

Nhân vật Phùng – người nghệ sỹ rất nhạy cảm, nhìn đời bằng con mắt của một người nghệ sỹ, anh rung động, say mê trước vẻ đẹp trời cho của thuyền biển sớm mai, có nhiều cảm xúc lãng mạn. Dễ tức giận, căm ghét mọi thứ áp bức bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện, vì lẽ công bằng.Lúc đầu chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ, Phùng hết sức “kinh ngạc”, há mồm ra mà nhìn” rồi có sự phản xạ tự nhiên “ Vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới” muốn dùng pháp luật để bảo vệ cái công bằng. Nhưng cuối cùng Phùng hiểu ra, pháp luật không phải cái gì cũng có thể giải quyết, can thiệp bởi sự đời muôn hình muôn vẻ. Người nghệ sỹ muốn thấu hiểu phải biết chia sẻ, đồng cảm phải biết suy đoán chứ không phải nhìn cuộc đời bằng cái nhìn đơn giản.

Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa giàu tính tự sự cùng với đó là sự chiêm nghiệm về cái đẹp, nghệ thuật và giá trị ý nghĩa cuối cùng của cuộc đời. Tác phẩm đặt ra mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, cách nhìn nhận cuộc sống của mỗi con người. Cái nghệ thuật là sự toàn bích nhưng cũng cần sống với cuộc đời, với con người. Có như vậy, nghệ thuật mới thực sự thiết thực, mới thực sự đáng quý. Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật phải có sự gắn bó với cuộc đời.

Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *