Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
Bài làm
Nguyễn Thi (1928-1968), quê ở Nam Định. Nguyễn Thi là người miền Bắc nhưng gắn bó sâu sắc với đồng bào miền Nam và thực sự trở thành nhà văn của người dân Nam Bộ thời kháng chiến chống Mĩ. Ông viết nhiều và đề tài chủ yếu cũng là viết về cuộc sống chiến đấu của người dân vùng đất phương Nam. Ông có sự gắn bó với cách mạng hết sức sâu sắc, nhưng tác phẩm của ông cũng mang tinh thần cách mạng hết sức cao khiết.
Nhân vật chủ yếu của Nguyễn Thi là người dân Nam Bộ có lòng căn thù giặc sâu sắc, vô cùng gan góc, kiên cường, thủ chung son sắt với quê hương cách mạng. Nguyễn Thi là nhà văn có khả năng phan tích diễn biến tâm lí nhân vật sắc sảo. Ông có khả năng thâm nhập vào đời sống nội tâm của nhân vật, phân tích và diễn tả chính xác những quá trình tâm lí tinh vi của con người. Ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, giàu giá trị tạo hình và đạm chất Nam Bộ. Qua tác phẩm Những đứa con trong gia đình với sự tập trung kể và tả về nhân vật Việt, người đọc có thể hiểu hơn về phong cách văn chương của Nguyễn Thi.
Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi, được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông đang công tác tại Tạp chí “Văn nghệ quân giải phóng”. Truyện viết về những đứa con của một gia đình có truyền thống cách mạng, là hình ảnh thu nhỏ của cả miền Nam đau thương, anh dũng trong thời kì chống Mĩ, gánh chịu tang tóc do đế quốc Mĩ gây ra đồng thời cũng lập được nhiều chiến tích lẫy lừng.
Câu chuyện được kể lại theo dòng hồi tưởng của nhân vật Việt. Đây là câu chuyện của gia đình anh. Nhân vật này rơi vào tình huống đặc biệt: Trong một trận đánh, anh bị thương nặng phải nằm lại giữa chiến trường, nhiều lần ngất đi tỉnh lại. Truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật khi đứt, khi nối khi ngất đi, tỉnh lại.
Truyện xây dựng được hình tượng những con người trong gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, thủy chung, son sắt với cách mạng. Những nhân vật này tuy có những nét riêng song họ đều có chung phẩm chất: Căm thù giặc sâu sắc. Gan góc, dũng cảm, khao khát được chiến đấu giết giặc. Giàu tình người, rất mực chung thủy vời quê hương cách mạng.
Trong dòng sông truyền thống gia đình, chú Năm là khúc thượng nguồn, là nơi kết tinh đầy đủ hơn cả truyền thống gia đình. Chú hay kể sự tích gia đình, chú là tác giả cuốn sổ gia đình ghi chép tội ác của giặc và chiến công của các thành viên trong gia đình. Là người giữ gìn và truyền lại cho thế hệ sau truyền thống gia đình. Là người lao động chất phát nhưng giàu tình cảm. Tâm hồn chú Năm bay bổng, dạt dào cảm xúc khi cất lên tiếng hò.Những lúc đó chú năm như đặt cà trái tim mình vào trong câu hò, tiếng hát và Việt là hiện thân, là nơi gửi gắm những câu hò của chú Năm.
Má Việt cũng là hiện thân của truyền thống gia đình. Bà mang đạm những nét tính cách của nhân vật Nguyễn Thi. Là người gan góc, căm thù giặc sâu sắc. Rất mực thương chồng, thương con, đảm đang, tháo vát. Cuộc đời lam lũ, vất vả, chồng chất đau thương, tang tóc, nhưng sắn sàng nén chặt nỗi đau thương của mình để nuôi con, đánh giặc.
Nhân vật chị Chiến có những nét giống mẹ khi rất gan góc, đảm đang, tháo vát. Nguyễn Thi có ý thức tô đạm nét kế thừa người mẹ ở nhân vật Chiến. Chiến là một tính cách đa dạng: vừa là một cô gái mời lớn, tính khí còn rất trẻ con” vừa là người chị biết nhường nhịn em, biết lo toan, đảm đang, tháo vát. So với mẹ, Chiến khác ở cái vẻ trẻ trung, thích làm duyên làm dáng. Vận hội mới của cách mạng đã tạo điều kiện cho Chiến được trực tiếp cầm súng đánh giặc để trả thù nhà, thực hiện lời thề như dao chém đá của mình: “đã làm thân con gái ra đi tao chỉ có một câu:nếu giặc còn thì tao mất”.
Chiến vừa biểu hiện của nét tính cách dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ Miền Nam, vừa giàu lòng căm thù giặc, gan góc, dũng cảm, yêu gia đình, yêu quê hương, quyết tâm trả thù nhà..đó là biểu hiện của tấm lòng yêu nước sâu sắc.
Những nhân vật kể trên là người thân của Việt, là những người mà Việt yêu quý, tôn trọng và hơn hết họ có ảnh hưởng lớn đến nhận thức, tư duy, cuộc sống của Việt. Và ngay lúc này đây trong cái hoàn cảnh một sống hai chết, Việt cũng chỉ nhớ đến họ, nghĩ về họ. Việt cứ ngất đi tỉnh lại cho đến một lần tưởng chừng tỉnh táo nhất khi Việt tỉnh dậy khi trời lất phất mưa, hai mắt bị thương không nhìn thấy gì hết…, cảm thấy lạnh, nghe thấy tiếng ếch nhái kêu, Việt nhớ nhiều đến những ngày ở quê, kỉ niệm của hai chị em.
Lần ba tỉnh lại là khi nghe tiếng trực thăng, Việt tỉnh dậy, nhân ra đây là ban ngày, nghe tiếng chim gật gù, nhớ chiếc ná thun…kỉ niệm về tuổi thơ, kỉ niệm về mẹ cứ hiện về…Cách kể này có tác dụng mở rộng dần đối tượng được miêu tả và mỗi lúc càng đi sâu hơn vào đời sống nội tâm của nhân vật làm hiện lên vừa sinh động, vừa cụ thể những gương mặt tiêu biểu của gia đình từ thời ông nội, chú Năm, ba và má Việt đến thế hệ hôm nay như Chiến và Việt.
Việt có những nét dễ mến của một cậu con trai lộc ngộc, vô tư, tính tình còn rất trẻ con, ngây thơ, hiếu động. Nếu chị Chiến luôn biết nhường nhịn em thì trái lại, Việt hay tranh giành hơn với chị. Thích những trò chơi của trẻ con: Khi đi bộ đội vẫn mang theo súng cao su. Trong lúc chị Chiến lo gửi nhà cửa, ruộng nương, bàn thờ ba, má…. Việt vẫn nằm kềnh ra ván cười khì khì”, vừa nghe vừa chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay”. Cách thương chị của Việt cũng rất trẻ con:“giấu chị như giấu của riêng”vì sợ mất chị trước sự tán tỉnh đùa tếu của anh em. Khi bị thương: khóc đó rồi lại cười đó….vẫn còn tính sợ ma.
Tuy hồn nhiên vô tư nhưng Việt cũng rất đường hoàng, chững chạc trong tư thế của một người chiến sĩ trẻ, dũng cảm, kiên cường. Dòng máu chảy trong người Việt là dòng máu gia truyền của những con người gan góc, không bao giờ biết sợ trước sự bạo tàn…Ngay từ nhỏ, Việt đã xông thẳng vào thằng giặc đã giết cha mình mà đấm, đá. Dù ít tuổi nhưng Việt nằng nặc đi tòng quân để trẻ thù cho ba má. Khi xung trận, Việt chiến đấu rất dũng cảm đã dùng thủ pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của địch. Khi bị trọng thương, Việt rất đau đớn nhưng vẫn trong tư thế tiêu diệt giặc: “Tao sẽ chờ mày! Trên trời có mày, cả khu rừng này còn có mình tao. Mày có bắn tao thì tao cũng bắn được mày. Nghe súng nổ, các anh tao sẽ tới đam mày! Mày chỉ giỏi giết gia đình tao, còn đối với tao mày là thằng giặc”
Hành động giết giặc để trả thù nhà, đền nợ nước đã trở thành một trong những thước đo quan trọng nhất vè phong cách con người của nhân vật Nguyễn Thi và điều đó được thể hiên xuất sắc qua nhân vật Việt. Việt kiên cường, gan dạ, là một trong những con người mang tinh thần yêu nước, tinh thần chống giặc Mĩ của nhân dân Việt Nam
Minh Anh