Phân tích nhân vật Viên quản ngục trong Chữ người tử tù

anh tuong1 1711201815 - Phân tích nhân vật Viên quản ngục trong Chữ người tử tù

Phân tích nhân vật Viên quản ngục

Bài làm

Mỗi nhà văn khi viết văn đều có cho mình dụng ý riêng khi xây dựng các nhân vật trong mỗi tác phẩm của mình. Nhà văn Nguyễn Tuân cũng vậy, trong các tác phẩm của ông gồm có hai loại người đối lập nhau, loại người tài hoa nghệ sỹ, có nhân cách, có thiên lương mà ông đặt tư tưởng rằng chỉ còn sót lại ở thời vang bóng và một loại là những kẻ tiểu nhân, phàm tục mà ông xem là có đầy rẫy trong thiên hạ.

Chữ người tử tù là một trong những sáng tác nổi bật, thể hiện rõ nét tinh thần đó của Nguyễn Tuân, tác phẩm dựng lên một thế giới tăm tối, tù ngục, trong đó kẻ tiểu nhân, bọn độc ác bất lương làm chủ. Trên cái tăm tối ấy, hiện lên ba đốm sáng lẻ loi, cô đơn, đó là Huấn Cao, viên quản ngục và thầy thơ lại – những con người có tài và biết trọng tài, có nghĩa khí và biết trọng nghĩa khí. Họ tình cờ gặp nhau trong một tình thế oái oăm, từ chỗ ngờ vực nhau, đối địch nhau, dần dần đi đến hiểu nhau và trở thành tri kỉ.

Nhân vật trung tâm trong tác phẩm là Huấn Cao, nhưng còn có một nhận vật khác là viên quản ngục, nhân vật quan trọng làm nổi bật, giúp nhân vật Huấn Cao thêm tỏa sáng. Nhân vật này lưu giữ lại trong trí nghĩ độc giả với những gì được coi là đáng quý vô ngần. Cái thiện và cái tinh hoa nghệ thuật nằm trong bản chất của một con người tưởng chừng như rất đáng sợ, không thể tin tưởng, là kẻ tay sai cho những thế lực cường quyền áp bức, bóc lột nhân dân.

Cái duyên gắn kết Huấn Cao với viên quản ngục là do việc Huấn Cao – một người anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất, vì không thể đứng nhìn thêm cảnh nhân dân đất nước bị các thế lực nội bộ hoàng triều cậy quyền cậy thế ngang tàn ức hiếp, bọc lột đến tận xương tủy. Ông đã kêu gọi đứng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền. Nhưng thật không may, cuộc khởi nghĩa của ông bị thất bại hoàn toàn, bị đàn áp lại một cách dã man và ông bị bắt, bị giam vào ngục tối chờ ngày lên đài hành hình. Nhà lao cuối cùng của Huấn Cao lại thuộc quyền quản lý chung của viên quản ngục. Nghe danh của Huấn Cao đã lâu nhưng sự tiếp xúc vẫn còn nhiều e ngại. Viên quản ngục cảm thấy cho dù vị thế của mình hơn Huấn Cao rất nhiều, nhưng là người có ăn có học, biết suy nghĩ, phần nào thấu hiểu được nhân cách và bản lĩnh của con người này, quản ngục không bao giờ có ý định dùng quyền lực và địa vị tác động vào Huấn Cao.

Xem thêm:  Cảm nhận về hai khổ thơ cuối bài thơ Sóng

Viên quản ngục là người rất thích thư pháp, mê đắm chữ đẹp, nguyện ý của ông là muốn nhờ cậy Huấn Cao cho chữ, điều này khiến ông có nhiều nỗi trăn trở. Ông – kẻ đang đại diện cho quyền lực phong kiến lại có ý biệt đãi, tôn sùng một tên tử tù mang trọng tội triều đình, chuyện này bị phát giác ra bên ngoài, chỉ e ngay cả cái mạng của ông cũng khó được bảo toàn. Nhưng có phân vân, tư lự bao nhiêu thì cuối cùng ông vẫn hành động theo trái tim ông mách bảo.

Viên quản ngục là một trong những nhân vật rất độc đáo, khác hẳn với những hình dung của mọi người. Về một nhân vật đại diện cho tầng lớp quan lại phong kiến, nhưng chính xác ra là tay sai của bộ máy chính quyền phong kiến chắc hẳn cũng hầm hố, đáng sợ và độc ác, cái gì cũng có thể quy kế ra tiền. Nhưng viên quản ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù thì đúng là viên quản ngục của Nguyễn Tuân. Là một người hay chữ, biết sống có đạo lý, cương thường.

phan tich nhan vat vien quan nguc trong chu nguoi tu tu - Phân tích nhân vật Viên quản ngục trong Chữ người tử tù

Phân tích nhân vật Viên quản ngục

Điều đặc biệt hơn viên quản ngục là một người yêu cái đẹp, say mê cái đẹp, tôn sùng cái đẹp, có tấm lòng rất tốt và lương thiện nên đã chân thành biệt đãi Huấn Cao. Hằng ngày đều đặn chuẩn bị rượu thịt, sai người kính cần mang đến cung kính với Huấn Cao. Không bao giờ có ý tỏ thái độ lên mặt hách dịch hay cậy quyền để ép Huấn Cao, lúc nào cũng nói năng hết sức cung kính. Trước con người, phẩm giá và nhân cách của Huấn Cao, viên quản ngục luôn tự biết nhìn nhận bản thân, luôn nghĩ rằng mình chỉ là "kẻ tiểu lại giữ tù". Say mê cái đẹp, cảm phục tài năng và nhân cách, chính viên quản ngục chứ không phải ai khác, đã bất chấp luật pháp, làm đảo lộn trật tự trong nhà tù, biến một kẻ phạm nhân mang trọng tội thành một nhân vật được tôn kính, tôn thờ.

Xem thêm:  Cảm nhận về nhân vật Hạ Du trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

Viên quản ngục được coi là một thanh âm trong trẻo xen giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ". Là một bông hoa sen giữa đám bùn lầy. Lúc đầu chưa hiểu nhau, Huấn Cao và viên quản ngục còn có những sự kiêng dè về nhau nhưng rồi sau sự thấu hiểu và cảm thông, họ đã nhìn nhận ra vấn đề, hiểu nhau. Trong cái cảnh trong nhà tù tăm tối, ẩm thấp và hôi hám, cảnh xin chữ được hiện lên như một cảnh đắt giá vô cùng. Viên quản ngục vô cùng xúc động khi được Huân Cao cho chữ, thái độ của ông cũng hết sức khép nép, khúm núm nhưng đó lại là sự xúc động khi không kìm được lòng với cái đẹp. Viên quản ngục chính xác là một người có chính kiến, có tấm lòng hiệp hảo. Việc bất chấp hết cương thường xin chữ của Huấn Cao cho thấy rằng viên quản ngục đã quá mê say cái đẹp.

Đoạn văn tả cảnh cho chữ được vẽ ra trước mắt người đọc như một họa phẩm đạt đến trình độ vô cùng điêu luyện. Văn phong uyển chuyển, linh hoạt, phù hợp với cái nhìn thoáng đạt và sự liên tưởng thật phóng túng. Mỗi câu văn tựa như những nốt nhạc trầm bổng trong một bản đàn. Thủ pháp đối lập giữa ánh sáng với bóng tối, thiên lương và tội ác, cái đẹp và sự xấu xa nhơ bẩn tạo nên một bức tranh vừa rực rỡ lại vừa huyền ảo. Đoạn văn không chỉ tỏa sáng nhân vật Huấn Cao mà còn khắc họa sâu sắc hơn nhân cách cũng như tấm lòng của viên quản ngục.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về tình mẫu tử hay nhất

Viên quản ngục là một nhân vật rất đặc biệt trong tác phẩm cũng như trong những nhân vật văn chương của Nguyễn Tuân. Vốn lẽ Nguyễn Tuân luôn tách bạch thiện – ác trong nhân vật văn chương của mình, nay có nhân vật viên quản ngục này có nhiều điều đặc biệt. Sống ở môi trường lưu manh cùng nhưng hạng người lưu manh nhưng viên quản ngục vẫn luôn giữ được cho mình sự thiên lương vốn có. Cốt cách, tinh thần vẫn được vẹn nguyên, phân mình tình lý, sống hướng lẽ công bằng, yêu cái đẹp và biết trọng cái đẹp, luôn hướng thiện.

Viên quản ngục là một nhân vật độc đáo, đúng là viên quản ngục của Nguyễn Tuân. Ông ta có tài và biết trọng tài, say mê cái đẹp và có nhân cách cao thượng. Một con người được xem là "thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ", "là cái thuần khiết giữa đống cặn bã", thật đáng quý vô cùng.

Minh Anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *