Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

tyad thumb mllh - Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Bài làm

Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu, quê ở Quảng Nam – Đà Nẵng. Bút danh đầu tiên là Nguyên Ngọc khi ông viết tiểu thuyết đầu tay "Đất nước đứng lên". Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông vào công tác ở mặt trận Nam Trung Bộ, ông tiếp tục sáng tác văn chương và lấy bút danh là Nguyên Trung Thành. Gắn với bút danh này là những tác phẩm có độ phổ biến với công chúng bạn đọc hết sức sâu sắc mà chúng ta có thể kể đến như tùy bút Đường chúng ta đi, tập ký Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, tiểu thuyết Đất Quảng và đặc biệt là truyện ngắn Rừng xà nu. Là một người miền xuôi nhưng ông lại rất am hiểu khung cảnh cũng như phong tục, cuộc sống cũng như tính cách của con người Tây Nguyên. 

Trong tác phẩm Rừng xà nu, nhà văn viết về sự đưng dậy chiến đấu giành lấy quyền sống của mình của đồng bào Tây Nguyên thông qua hình tượng rừng xà nu và các nhân vật với những phẩm chất cao đẹp, đại diện tiêu biểu cho tinh thần, sức sống Tây Nguyên như Cụ Mết, Dít, bé Heng và đặc biệt là nhân vật Tnú.

Nhân vật Tnú chính là đại diện cho dân làng Xô – man, những phẩm chất mà Tnú có đáng quý vô cùng, có những con người như Tnú mới có hy vọng vào cuộc đời tương lai của dân làng, mở ra con đường sáng về độc lập, tự do cho buôn làng.

Ngay từ nhỏ Tnú đã có một cuộc đời hết sức đáng thương. Mồ côi cha, mẹ từ nhỏ. Được sống trong sự nuôi dưỡng, chở che của buôn làng, đặc biệt là cụ Mết, Tnú gắn bó với buôn làng như chính trái tim khối óc của mình vậy. Và cũng ngay từ nhỏ Tnú đã trở thành chú bé liên lạc mưu trí, dũng cảm và gan dạ, chú được học từ cách mạng. Được học chữ, có ý thức sau này lớn lên sẽ thay anh Quyết làm cán bộ, lãnh đạo phong trào cánh mạng của quê hương.

Xem thêm:  Chứng minh tính nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt

So với nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài có thể thấy được rằng Tnú có những phẩm chất mà nhân vật trong Vợ chồng A Phủ chưa có được. Nhân vật tnú là một bước tiến mới trong nhận thức và biểu hiện những phẩm chất của một người anh hùng lí tưởng. A Phủ chỉ đến với cách mạng khi trốn khỏi Hồng Ngài đến Phiềng Xa nhờ sự giác ngộ của người chiến sĩ cách mạng có tên A Châu, thì ngay từ khi còn là thiếu niên, Tnú đã có những điều kiện mà các nhân vật anh hùng của miền núi trước đó chưa có… Tnú ý thức được vai trò của người làm liên lạc, đảm bảo bí mật cho cách mạng, tiếp tế cho các cán bộ cách mạng trong rừng, gan dạ khi bị tra tấn. Tnú thực sự trưởng thành khi vượt ngục trở về làng.

Từ nhỏ, Tnú có tình cảm đẹp với quê hương và có tình cảm đẹp với Mai và khi trưởng thành Tnú là một chàng trai hoàn hảo rắn chắc, cao lớn, đẹp đẽ như một cây Xà nu cường tráng nhất của khu rừng này. Tnú chan hòa trong niềm hạnh phúc với tình yêu của Mai, với đứa con mới chào đời. Tuy nhiên, bi kịch lại đến với cuộc đời Tnú không gì có thể thể hiện niềm đau đớn hơn.

Với sự giác ngộ cách mạng từ nhỏ, được sống và chiến đấu cùng anh Quyết. Tnú và cụ Mết chuẩn bị cho kế hoạch khởi nghĩa. Tin ấy đến tai bọn giặc, chúng bắt, tra tấn Mai và con của hai người. Sự việc diến ra trước mắt Tnú. Tnú đã không thể cứu được vợ và con, Tnú nóng lòng, sốt ruột, đau thương xé lòng. Tnú căm hận tột cùng, hai con mắt là hai cục lửa lớn vì sự bất lực của mình, ở một con người đầy gan dạ và dũng cảm. Nó sẽ mãi là vết thương lòng trong Tnú và người dân Xô man. Điệp khúc ấy mãi mãi day dứt khôn nguôi làm cho nỗi đau xoáy vào tâm can Tnú, tâm can cụ Mết – người kể chuyện và dân làng.

Xem thêm:  Suy nghĩ về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay

phan tich nhan vat tnu trong tac pham rung xa nu cua nguyen trung thanh 1 - Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Phân tích nhân vật Tnú

Sở dĩ Tnú không cứu được vợ và con là bởi với chừng ấy cái có như lòng dũng cảm, ý thức cách mạng, cái chữ.. Tnú vẫn chưa thể cứu được vợ con, thậm chí không thể giữ được tính mạng sống của mình. Bởi lẽ Tnú chưa cầm vũ khí “Trong tay này chỉ có hai bàn tay trắng”. Nhân dân Xô Man cũng không thể cứu được anh vì bản thân cụ Mết cũng chỉ có 2 bàn tay không. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến bi kịch, sẽ thế nào nếu kẻ thù cầm vũ khí mà ta lại tay không. Đây chính là mặt bên kia của chân lí mà cụ Mết đã muốn ghi tạc vào lòng của các thế hệ con cháu: “Chúng nó đã cầm súng thì chúng ta phải cầm giáo”. Từ bi kịch của Tnú, trước đó là anh Xút, bà Nhan, nhân dân Xô Man đã thức tỉnhTnú còn bị quân giặc bắt nhốt, tra tấn rồi chúng tẩm dầu Xà Nu đốt cháy 10 đầu ngón tay, Tnú đã nghĩ đến cái chết nhưng chính lúc này, chính lúc bi kịch Tnú đến cao trào thì 10 đầu ngón tay của Tnú trở thành 10 ngọn đuốc soi đường giúp nhân dân Xô Man vùng dậy cầm vũ khí chống lại kẻ thù và họ đã thắng. Chính khí thế đấu tranh, sự giác ngộ chân lí cách mạng đã đem lại sự hồi sinh cho đôi bàn tay Tnú, thổi bùng niềm tin về sự sống cho người anh hùng Tnú.

Xem thêm:  Phân tích chất vàng mười trong người lái đò sông Đà

Tnú trở thành biểu tượng đẹp về sức mạnh và lí tưởng, là người anh hùng ngay trong thời đại của chúng ta. Anh trở thành niềm tự hào của dân làng Xô man, câu chuyện của một đời cụ Mết kể trong một đêm ấn tượng. TNú trở thành biểu tượng đẹp đẽ nhất về người anh hùng trong thời đại chống Mĩ.

Tnú chính là thế hệ trụ cột kế cận tiếp theo của buôn làng Xô – man trong quá trình vươn lên chống giặc ngoại xâm. Tnú cường tráng, vạm vỡ mang trong mình sức sống mạnh mẽ của làng. Tuổi trẻ của Tnú tuy có nhiều biến động và cũng nhiều đau thương nhưng cũng vì thế mà Tnú được thử thách hơn để tôi luyện, cho Tnú thêm sự dạn dày trong đấu tranh và bom đạn, có như vậy Tnú mới trở thành người đứng đầu vững chãi mà buôn làng có thể tim cậy. Tnú có những phẩm chất đáng quý vô cùng, vượt qua hết tất cả, Tnú kiên cường, bất khuất, trụ vững như những cây xà nu. Tnú chính là biểu tượng về nhân vật anh hùng hoàn hảo nhất của người dân Tây Nguyên.

Minh Anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *