Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao

hinh gai xinh hoc sinh de thuong - Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao

Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao

Bài làm

Chí Phèo có thể nói là một trong những nhân vật văn chương mang dấu ấn sâu sắc nhất của Nam Cao. Câu chuyện về Chí Phèo được Nam Cao khai thác qua lăng kính vừa hiện thực mà cũng mang tinh thần nhân đạo vô cùng sâu sắc

Chí Phèo là một con người vừa đáng thương mà cũng vừa đáng trách. Từ một người nông dân hiền lành chất phác, bị tha hóa, biến chất trở thành một con người bị cả xã hội xa lánh. Đau đớn hơn, thực chất Chí Phèo cũng đâu muốn bản thân bê tha, bệ rạc như thế. Thực chất Chí Phèo có bản tính rất thiên lương mà. Nhưng số kiếp con người tận nói chính xác là thuộc tầng đáy nhất của tầng đáy. Sống chưa bao giờ biết đến mùi vị yêu thương trọn vẹn, muốn sống lương thiện mà cũng quá khó khăn.

Chí sinh ra đã bị bỏ rơi, bị bỏ rơi tím tái, xanh ngắt vì có mỗi cái đụp váy quanh người. Chẳng biết ai sinh ra, chẳng biết cái lò gạch cũ ấy có duyện nợ thế nào nhưng cũng từ cái lòn gạch cũ ấy, Chí đến với cuộc đời. Đến với xã hội nhỏ bé của làng Vũ Đại, làm con nuôi nhưng cũng bị qua tay hết người này đến người khác. Từ nhỏ đã biết mùi làm thuê làm biết, thấm thía thân phận kẻ ăn người ở rồi. Khổ vô cùng. Đối với Chí, ước mơ cho cả cuộc đời chẳng có gì là quá lớn lao, chỉ ước mong có một cuộc sống như bao người. Thiếu thốn, thiệt thòi không biết đến tình cảm gia đình, Chí ước mơ có một gia đình nhỏ, chồng vợ thuận hòa, cùng nhau làm ăn và sống những ngày tháng giản dị nhưng ấm áp tình yêu thương.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Tnú trong truyện Rừng Xà Nu

Tuy nhiên, ước muốn nhỏ nhoi, giản đơn với biết bao người nhưng đặt vào Chí lại trở nên quá viển vông, cao xa. Chí đi ở cho nhà Bá Kiên, không may lại lọt vào mắt xanh của bà ba Bá Kiến vốn tính “lẳng lơ”, Chí bị phạt vạ một cách hết sức vô lý từ Bá Kiến, cơn ghen cuồng loạn nổi lên, Bá Kiến dùng thủ đoạn khiến Chí phải đi tù. Đau đớn thay, 8 năm sống dưới nhà tù thực dân, Chí dù có bền gan đến mấy cũng bị ép phải đổi thay.

Một thằng Chí không còn là thằng Chí của ngày xưa trở về làng Vũ Đại với cái mặt câng câng, xăm trổ đầy người rộng phượng….khiến cho ai nấy đều kinh sợ, cứ thấy Chí là lại lảng tránh, không muốn tiếp xúc.

Sự chán nản bắt đầu trào dâng trong lòng Chí, một thằng đã dày dặn sương gió giang hồ như Chí không phải là không có chỗ dung thân, nhưng Chí vẫn hướng về làng Vũ Đại, vẫn trở về làng Vũ Đại vì với Chí nơi này mà mảnh đất thân thương của cuộc đời. Chí muốn bắt đầu lại ở nơi đây. Bị những con người mà mình muốn dựa dẫm lảng tránh, quay lưng, Chí chán nản, bắt đầu những ngày chìm trong những cơn say triền miên. Chí hận đời mà cứ chửi, Chí chửi đời, Chí chửi vống lên thằng nào sinh ra Chí để Chí khổ thế này, Chí chửi đồng cả những ai không coi Chí ra gì, Chí cứ say và Chí cũng cứ chửi. Đối với hoàn cảnh của Chí thì câu nói “mồm liền tai đứa nào chửi đứa ấy nghe” thật lại đúng vô cùng.

phan tich hinh tuong nhan vat chi pheo trong tac pham cung ten cua nha van nam cao 1 - Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao

Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo

Chí cảm thấy nản lòng vì bị xã hội quay lưng, thực sự cảm thấy thất vọng. Chí cứ triền miên trong những cơn say. Trong thâm tâm Chí vẫn tỉnh táo để mà biết tủi hờn, và cũng biết thù hận, Chí nghĩ đến kẻ đã khiến Chí ra nông nỗi này. Đó chính là Bá Kiến, Chí tìm đến Bá Kiến nói chuyện phải trái, Chí còn rạch mặt ăn vạ với Bá Kiến, chơi kèo lật với Bá Kiến nhưng không ngờ lại không qua được cái nhìn xa trông rộng của lão già gian ác. Từ một kẻ nắm thế chủ động, Chí Phèo lại khiến Bá Kiến nắm đằng chuôi mình, không ngờ rằng, Chí lại trở thành tay sai cho kẻ đẩy mình vào con đường khốn cùng đó. Chỉ vì mấy đồng bạc mà Chí bị Bá Kiến giật dây, Chí đã tiếp tay cho Bá Kiến làm điều ác, nhưng điều quan trọng ở đây, Chí lại là người trực tiếp làm ra những tội ác gieo giắc cho vùng quê nghèo, nơi đã từng cưu mang bao bọc Chí. Cuộc đời Chí còn gì, có gì, được gì, mất gì, ý nghĩa gì nữa. Nó cũng chẳng được đến cái mức gọi là “sự tồn tại” nữa.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao

Đúng cái lúc Chí rơi vào trạng thái cùng đường, tuyệt vọng nhất thì Chí lại gặp được Thị Nở, cứu tinh của cuộc đời Chí, nhờ bát cháo hành cùng tình yêu thương mà Thị Nở dành cho Chí đã giúp cho Chí thực sự có được sự hồi sinh. Lâu lắm rồi, Chí mới có được sự thanh thản, nhẹ nhõm đến từ tận đáy sâu tâm hồn như thế. Ước mơ bấy lâu trở về trong phút chốc, Chí muốn hoàn lương, Chí muốn được sống một cuộc sống hòa nhập thật sự. Chí muốn thực hiện ước mơ cùng Thị Nở. Thị tuy không phải người xinh đẹp, cũng chẳng được khôn ngoan như người đời nhưng Chí biết rằng, hiểu thấm thía rằng, tình cảm Thị dành cho mình là vô cùng chân thật. Chí sẽ có điểm tựa khi ở bên cạnh Thị.

Tuy nhiên, bất hạnh cho số phận Chí, tưởng chừng cuộc đời sẽ có lối thoát thì lại càng bế tắc, cánh cửa tương lai vừa hé mở thì cũng lại bị ép đóng chặt lại không thương tiếc. Rồi cuối cùng, đến cái chết của Chí Phèo cũng quá nhiều bi kịch. Cuộc đời Chí Phèo thật nhiều đáng thương hơn đáng trách. Khi muốn làm người cũng khó, muốn lương thiện cũng khó, không nhận được sự công nhận của mọi người, sống như con thú hoang lạc bầy. Đau đớn vô cùng, bi kịch vô cùng. Kết thúc tác phẩm gây nhiều ám ảnh cho người đọc, Chí chết tức tưởi trong vũng máu của chính mình, vẫn quá đau đớn và tủi cực khi nghĩ về cuộc đời thiếu thốn sự tự do và nhân quyền của mình. Còn Thị Nở ôm bụng mà miên man trí nghĩ về cái lò gạch cũ, liệu có phải tương lai lại sẽ có thêm một thằng Chí con? Kết thúc đầu cuối tương ứng với cái lò gạch cũ này mở cho người đọc nhiều liên tưởng sâu xa.

Xem thêm:  Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: Học vấn cỏ chùm rễ đắng ngắt nhưng hoa quả lại rất ngọt ngào. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?

Chí Phèo là nhân vật điển hình cho số phận của những kiếp người nông dân trong xã hội cũ. Cuộc sống của họ bị áp bức, bóc lột nặng nề. Quyền sống nằm trong tay kẻ khác. Bị dìm xuống bùn lầy và muốn đứng dậy cũng không xong. Qua nhân vật Chí và chỉ cần qua cuộc đời riêng của nhân vật Chí cũng có sức mạnh tố cáo tầng lớp cường quyền trong xã hội xưa ( Bá Kiến) không coi trọng quyền sống của con người. Đáng căm hờn vô cùng.

Minh Anh

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *