Phân tích hình tượng con sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

chan dung nu sinh truon 49cc1a - Phân tích hình tượng con sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Phân tích hình tượng con sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Bài làm

Nguyễn Tuân là một nhà văn độc đáo, tài hoa và uyên bác. Ông là người vô cùng trân quý những giá trị được coi là truyền thống văn hóa dân tộc. Ông có tình yêu thiết tha với thiên nhiên đất nước, thích xê dịch đi đây đi đó để thưởng ngoạn, khám phá những nét đẹp của thiên nhiên đất nước. Trong suốt quãng thời gian làm văn của mình, Nguyễn Tuân đã có rất nhiều những đóng góp thiết thực, quý báu vào kho tàng văn học dân tộc, nổi bật nhất là ở thể loại tùy bút, bút ký.

Trong những tác phẩm tiêu biểu điển hình nhất của ông trước cách mạng, nhất định không thể quên tập truyện Vang bóng một thời. Còn sau cách mạng, không nói đến tập Sông Đà thì quả thực có nhiều điều thiếu sót. Trong tùy bút sông Đà, truyện Người lái đò sông Đà là có độ phổ biến với công chúng bạn đọc nhiều hơn cả.

Trong tác phẩm này, ngoài nhân vật người lái đò, con sông Đà cũng được Nguyễn Tuân nhìn nhận như là một thực thể có hồn cốt. Sông Đà quả là một con sông vừa đẹp tuyệt vời vừa cực kỳ hung dữ. Nguyễn Tuân họi chung là "hung bạo và trữ tình"

Nguyễn Tuân bắt mạch cảm xúc của mình từ một câu thơ trữ tình của Vla-đi-xláp Brô-ni-ép-xki nhà thơ cách mạng Ba Lan (1897 – 1962): “Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông” và câu thơ chữ Hán của Nguyễn Quang Bích “Chúng thuỷ giai đông tẩu/Đà Giang độc bắc lưu” (Mọi dòng sông… hướng Bắc).

Từ cảm hứng này, tác giả giới thiệu tài nguyên phong phú của Tây Bắc và nhấn mạnh: tài nguyên quí nhất của vùng này là con người. Con người bản địa và con người lên xây dựng Tây Bắc.

Về phương diện địa lí, sông Đà dài gần 900km, “lượn rồng rắn” qua vùng rừng núi bao la, có độ dốc lớn. Vì vậy, lưu tốc của sông Đà lớn hơn nhiều những dòng sông khác. Tuy nhiên Nguyễn Tuân chỉ cung cấp một phần tri thức ấy, chủ yếu Nguyễn Tuân viết về sông Đà với khía cạnh văn hoá thẩm mĩ, bày tỏ cảm xúc của mình.

Xem thêm:  Bình giảng đoạn thơ trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm

Với Nguyễn Tuân, dòng sông Đà như một thực thể có cảm xúc, cảm giác rõ ràng và dễ nhận biết. Dòng sông Đà có nét hung bạo, dữ dằn. Cảnh 2 bờ sông “Đá hai bên bờ sông dựng thẳng đứng như xây vách thành”. Cả ngày mặt sông không ánh nắng, “Ở đây người ta chỉ nhìn thấy mặt trời lúc đúng ngọ”. Cách miêu tả này tạo được ấn tượng khá đậm nét về vách đá dựng đứng với độ cao hun hút. Vách đá: “Có chỗ vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu”… Những cái hút nước được so sánh như cái giếng bê tông, có soáy tít đáy, lừ lừ những cánh quạ đàn. Nó thở và kêu… chỉ cần có bè gỗ đi qua là có thể bị đánh tan nát. Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ tài hoa uyên bác, mang một “phép thuật” làm sống dậy sự dữ dằn, hung bạo của dòng sông Đà, đồng thời am hiểu kĩ thuật ở nhiều ngành khoa học, nghệ thuật khác.

Thác nước thì được miêu tả nghe như là oán trách, giọng gằn mà chế nhạo, như là van xin, khiêu khích…Nó rống lên như hàng ngàn con trâu mộng… Nghệ thuật so sánh liên tưởng độc đáo, sáng tạo: nước – lửa. Nguyễn Tuân cực tả được sự dữ dằn, dữ dội của con sông Đà. Nó như là tâm địa của kẻ thù số một. Vừa như van xin, vừa như khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo…

Thạch trận đượ chia 3 vòng. Vòng 1 chia 3 tuyến với nhiều cửa tử. Vòng 2 tăng nhiều cửa tử. Vòng 3 có đá hậu về, nhiều luông chết. Như 1 con thuỷ quái khổng lồ, mụ dì ghẻ độc ác, tên chúa đất tàn bạo. Sông Đà hiện lên như 1 biểu tượng về vẻ đẹp dữ dội và hung vĩ của thiên nhiên, đất nước.

Xem thêm:  Phân tích hai khổ đầu bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Nguyễn Tuân sử dụng kết hợp từ ngữ cổ điển và hiện đại chính xác làm cho con sông Đà sống dậy một cách dữ dội với nhiều ghềnh thác hiểm trở gùn ghè. Qua đó ta thấy Nguyễn Tuân nhìn Sông Đà như một thực thể, phát hiện tài nguyên quý giá. Nguyễn Tuân như là một thầy phù thủy của ngôn từ, ngòi bút của ông như đang tung hoành trên từng trang kí. Đó là những trang tuyệt bút, xuất thần của 1 đời lao động nghệ thuật “ khổ hạnh” của người nghệ sĩ chân chính.

phan tich hinh tuong con song da trong tac pham nguoi lai do song da cua nguyen tu 1 - Phân tích hình tượng con sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Phân tích hình tượng con sông Đà

Hơn hết, con sông Đà còn mang nét thơ mông, trữ tình rất đáng lưu tâm. Từ thác bờ về xuôi sông Đà hiền hoà, nước chảy êm đềm, nó dịu dàng như biết bao dòng sông khác. Đây là cái nhìn không chỉ quan sát bình thường mà đầy khám phá, sáng tạo nghệ thuật: “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đổt hương xuân”. Nhìn từ trên cao “sông Đà như cái dây thừng ngoằn ngèo”.

Tác giả miêu tả màu sắc của sông Đà biến đổi theo từng mùa: “Mùa xuân nước sông Đà màu ngọc bích”, tác giả nhấn mạnh: “chứ không xanh như màu cánh hến” tức là màu xanh đục của sông Gâm, sông Lô. Sự so sánh về màu sắc làm cho dòng sông có vẻ đẹp riêng. “Mùa thu nước sông Đà lừ đừ chín đỏ”, tác giả lại so sánh: “Lừ lừ chín đỏ như da người bần đi vì say rượu bữa”. Dòng sông có vẻ đẹp riêng của mỗi mùa.

Cảnh hai bên bờ sông Đà với “Bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà”. “Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như ở đời Lí,… cổ tích tuổi xưa”. Ta tưởng như được chứng kiến cảnh yên tĩnh của sông Đà. Cách so sánh của Nguyễn Tuân “một bờ tiểu sử”, “một nỗi niềm cổ tích” có sức khêu gợi sâu xa, khắc hoạ vẻ đẹp hoang sơ, con sông chảy qua tháng năm lịch sử mang dấu ấn văn hoá, ngàn xưa của cha ông. Văn Nguyễn Tuân cổ kính, đĩnh đạc, trong nghiêm mà hiện đại là thế. “Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến”.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

Nguyễn Tuân đưa người đọc về với những huyền thoại qua câu ca dao. Cũng không ai nghĩ rằng đó là con sông của câu đồng dao Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: “Núi cao sông hãy còn dài/ Năm năm báo oán đời đời đánh ghen” và câu thơ của Lí Bạch: “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Nhìn ngắm sông Đà, suy nghĩ về sông Đà bằng nhiều thời gian và không gian khác nhau. Thiên nhiên sông Đà đã ùa vào lòng nhà văn để tâm hồn cẩt cánh thành lời rất đỗi trữ tình.

Cái dữ dội và vẻ trữ tình của Sông Đà không chỉ là thử thách mà còn là chất vàng 10 của thiên nhiên Tây Bắc đang chờ đợi sự cải tạo, thu phục của con người Tây Bắc để dòng sông ấy phục vụ cho cuộc sống của con người nơi đây. Qua đó Nguyễn Tuân thể hiện tình yêu quê hương đất nước sâu sắc.

Nguyễn Tuân đã có những quan sát, khám phá sự vật – con sông Đà ở phương diện mỹ thuật. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, sông Đà quả thực là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa. Con sông Đà qua cách nhìn nhận của Nguyễn Tuân vừa có giá trị văn học,lại có giá trị thông tin văn hóa phong phú.

Minh Anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *