Phân tích hình tượng Cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
Bài làm
Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 có khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạng, chi phối hầu hết mọi cây bút. Nhưng có lẽ một trong những trường hợp điển hình nhất phải kể đến Nguyễn Trung Thành. Văn phong của Nguyễn Trung Thành thể hiện vô cùng rõ nét sự kết hợp giữa một giọng văn trang trọng với chủ nghĩa anh hùng cách mạng mang đến một chất thơ rất riêng cho nhà văn này.
Là người miền xuôi nhưng Nguyễn Trung Thành lại có sự gắn bó vô cùng sâu sắc với cuộc sống và tính cách của con người Tây Nguyên. Cuộc chiến đấu của con người Tây Nguyên là nguồn cảm hứng rất lớn lao cho nhiều sáng tác của ông. Trong đó điển hình nhất, có độ phổ biến với công chúng bạn đọc nhất thì phải kể đến truyện ngắn Rừng xà nu. Câu chuyện kể về sự đưng dậy chiến đấu giành lấy quyền sống của mình của đồng bào Tây Nguyên.
Xây dựng hình tượng "Rừng xà nu" – chính là dùng một sự vật thiên nhiên để làm một biểu tượng nghệ thuật. Xà nu là cây họ thông, mọc rất nhiều ở Tây Nguyên. Đây là thứ cây khỏe, giàu sức sống, sinh sôi rất nhanh và rất ham ánh sáng mặt trời. Nó lại có sự gắn bó mật thiết với từng bản làng, từng đời người Tây Nguyên. Có lẽ vì lý do đấy mà nhà văn đã dùng nó làm hình ảnh tượng trưng cho người Xô -man nói riêng và người Tây Nguyên nói chung. Nhà văn tìm đến cây xà nu để gửi gắm những suy tư sâu sắc và niềm tin mãnh liệt của mình về sức sống bát diệt của con người Tây Nguyên. Điều này không phải là vô cớ.
Cây xà nu được miêu tả trong một hoàn cảnh rất đặc biệt và hiếm thấy. Rừng xà nu nằm trong tầm đại bác của kẻ thù, chúng bắn nó đã thành lệ: buổi sáng sớm hoặc xế chiều, đứng bóng hoặc xẩm tối chính bởi vậy mà cả cánh rừng hành ngàn, hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Ngay từ mở đầu tác phẩm, Nguyễn trung Thành sử dụng bút pháp tả thực, nó đang phải đối mặt với sự hủy diệt của kẻ thù.Đồng thời nó cũng thể hiện, phản ánh những đau thương của một thời mà người dân Tây Nguyên nói riêng và cả dân tộc ta nói chung phải chịu đựng.
Cánh rừng xà nu là hiện thân của đau thương, của đổ máu vì cuộc chiến tranh vô nghĩa mà quân giặc đổ xuống đầu nhân dân ta. Những đặc điểm sinh học của cây xà nu lại có nhiều điểm trùng lặp với đặc điểm tâm lý của con người: “Ở chỗ vết thương, nhưa ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè ngay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”. Tác giả Nguyễn Trung Thành đã viết những câu văn đẹp đẽ lạ lùng có sức gây ấn tượng khó quên trong lòng người đọc. Mùi thơm ngào ngạt, long lanh trong nắng hè thật giàu cảm xúc và vẻ đẹp thơ mộng chàn đầy chất thơ. Lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mỡ màng. Nhà văn không chỉ cảm nhận nỗi đau mà cây xà nu phải hứng chịu mà còn giúp ta có điều kiện chiêm ngưỡng một thứ hương vị kì thú, vừa tinh khôi thơm mát, man dại của thiên nhiên Tây Nguyên.
Phân tích hình tượng Cây xà nu
Có những cây bị thương, vết thương chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Trong rừng ít có cây nào sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục có tới 4,5 cây con mọc lên…Nó phóng lên rất nhanh để đón lấy ánh nắng…Nguyễn Trung Thánh sử dụng những câu văn hào hứng, tha thiết nhất để thể hiện đặc điểm khác biệt của cây xà nu với những cây khác trong rừng. Nó là loại cây khao khát sống, háo hức phóng mạnh lên bầu trời lớn rộng, không gì cản nổi như để thỏa mãn tự do, ánh sáng. Đặt cây xà nu trong hoàn cảnh đau thương, Nguyễn Trung Thành không nhằm mục đích tô đậm nỗi đau mà nhằm ca ngợi sức sống mãnh liệt và bất tử của loại cây này. Hình tượng cây xà nu cho ta thấy tác phẩm của Nguyễn Trung Thành thiết tha hướng về sự sống để ca ngợi cuộc sống đẹp nồng nàn, bất khuất và bất diệtmang đậm chất nhân văn.
Khi xây dựng hình tượng cây xà nu, Nguyễn Thành Trung đã sử dụng phép tu từ nhân hóa rất tài tình. Xà nu được nói tới như cách người ta nói đến con người. Như vậy, mượn cây xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành muốn thể hiện, phẩn ánh tinh thần bất khuất, hiên ngang, anh dũng của dân làng Xô Man Tây Nguyên.
Cây xà nu có mối liên hệ gần gũi, thân thiết trong mỗi gia đình, với mỗi con người Xô Man. Ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng. Có mặt trong mỗi gia đình: nhựa, cây, lửa…Rừng cây xà nu còn chứng kiến tình yêu của Tnú. Thật vậy, cây xà nu là ẩn dụ về những con người đang chiến đấu và bảo vệ quê hương đất nước trong thời kì chống Mĩ. Thể hiện sức sống mãnh liệt không gì cản nổi đúng như cụ mết thách thức: “ Đố chúng giết hết rừng xà nu này?”
Rừng xà nu là một cái nền, một không gian kì vĩ, lớn lao không chỉ diễn tả quá trình đứng lên đánh giặc của làng Xô Man mà còn có sức khái quát lớn về tinh thần đất nước đứng lên”, nó còn là biểu tượng cho cả nhân dân miền nam đồng khởi cho cả dân tộc Việt Nam. Mang tính chất sử thi đậm đặc. Kết thúc câu chuyện, tác giả biến cánh rừng Xà nu trở thành một huyền thoại, một ấn tượng sâu đậm mãi mãi trong lòng người đọc. Hình tượng cây Xà nu mang vẻ đẹp thơ mộng, tràn đầy sức sống như một huyền thoại bất diệt. Nguyễn Thành Trung đã sử dụng kết cấu vòng tròn mang tính luân hồi cho kết thúc truyện. Mở đầu là hình ảnh những cánh rừng xà nu, kết thúc cũng sử dụng hình ảnh rừng xà nu khép màn câu chuyện. Điều này khiến người đọc dễ liên tưởng rằng đây là lối kết cấu vừa đóng vừa mở, nó khép lại câu chuyện này để mở ra câu chuyện khác, đây chỉ là một phần chuyện rất nhỏ trong bản anh hùng ca ngàn đời của người dân Tây Nguyên.
Nguyễn Trung Thành đã miêu tả rất thành công hình tượng cây xà nu. Nó hiện ra như một hình ảnh sống động gợi được không gian thực, khung cảnh thực, bối cảnh thiên nhiên thực cho làng Xô – man, vừa rất giàu ẩn ý nghệ thuật. Vừa có nghĩa tả thực lại vừa mang hình ảnh tượng trưng, cả hai khía cạnh này được thể hiện nhuần nhuyễn làm nên vẻ đẹp độc đáo của hình tượng cây xà nu.
Minh Anh